Master-Ken
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 
 

 tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 9:33 pm

môn này đề mở.....anh em đọc sách cho giỏi nha....up trước cái hội thảo cô Hạ bảo đọc.......anh em chú ý nha

Sáng
13/3/2009, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) phối hợp cùng Công ty
Cotton Incorporated (Mỹ) tổ chức hội thảo “Công nghệ nhuộm và hoàn tất
vải Cotton”.


tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt BlankĐến dự hội thảo về phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam
có ông Lê Tiến Trường, Phó TGĐ và đại diện các Công ty Dệt trực thuộc.
Về phía Cotton Inc có ngài Hideyuki Kikumori chuyên gia cao cấp Bộ phận
Nhuộm và Hoàn tất vải cotton và ông Võ Việt Hùng đại diện của Cotton Inc
tại Việt Nam.



Phát biểu khai mạc hội
thảo, Phó TGĐ Vinatex, Lê Tiến Trường nhấn mạnh vai trò của khâu nhuộm
và hoàn tất trong dây chuyền dệt vải. Theo ông Trường , hiện tại ngành
Dệt May Việt Nam chỉ có Cty CP Nhuộm Yên Mỹ, Cty CP Phong Phú
'(Đà nẵng) và Cty CP Nguyên phụ liệu Dệt May Bình An
(TP.HCM) là tập trung vào dệt nhuộm, còn lại một số doanh nghiệp khác
vẫn chưa chú trọng. Theo chiến lược phát triển của ngành giai đoạn
2009-1015, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ dệt nhuộm cần phải được đầu tư
hơn nữa. Cuối tháng 12 /2007, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt việc đầu
tư 2,5 tỷ USD cho các khu, cụm công nghiệp dệt nhuộm tập trung, dự án
sợi, dệt, nhuộm, nhà máy sản xuất xơ...để đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 1
tỷ mét vải. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu trên, không chỉ có yếu tố
con người mà còn phải phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng.



Trước
tình hình đặt ra, từ năm 2009 Tập đoàn Dệt May bắt đầu thực hiện các
khóa đào tạo nghiệp vụ cho các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn và
Hiệp hội để có thể vận hành tốt các thiết bị, máy móc mới và hiện đại; Hội
thảo “Công nghệ nhuộm và hoàn tất vải cotton” hợp tác với Cotton Inc là
buổi đầu tiên trong quá trình đào tạo này. Ông Trường cũng yêu cầu các
đơn vị cử cán bộ chuyên gia dự hội thảo và tập huấn các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ cần tập trung cho một số người có chuyên môn sâu trong
lĩnh vực nhuộm và hoàn tất để nắm bắt một cách hệ thống các tri thức và
công nghệ, tránh tình trạng hôm nay cử người nay, buổi sau lại cử người
khác sẽ không tập trung, kiến thức sẽ rơi rụng.



tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Hcht-Hoi%20thao%20nhuom%20va%20hoan%20tat%20vai%20cotton

Ngài Kikumori trình bày các công nghệ mới về nhuộm và hoàn tất vải cotton



Tại
hội thảo, ngài Kikumori đã giới thiệu hai loại vải và hai công nghệ xử
lý vải mới, đó là: Storm Denim (vải bò không thấm nước), Natural Stretch
Cotton (Vải co dãn tự nhiên không sử dụng sợi spandex và các hóa chất
khác), Wicking Windows (Công nghệ xử lý thoát nước qua bề mặt của vải)
và Tough Cotton (Công nghệ xử lý là ép).



Qua
buổi hội thảo, các thành viên tham gia đã có cái nhìn tổng quan về
những công nghệ nhuộm và xử lý vải mới nhất hiện nay. Thay mặt Ban tổ
chức, Bà Nguyễn Thị Hồng Tín, Trưởng ban Nghiên cứu & Xúc tiến thị
trường cảm ơn ngài Kikumori đã cung cấp những thông tin hữu ích và
những kinh ngihệm quý báu tại hội thảo, hy vọng các Công ty Dệt của
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu thêm về những công nghệ mới này.


Vĩnh Hồng tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Brick
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 9:48 pm

dự án dệt nhuộm
[You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:36 pm

thuốc thử hữu cơ
link [You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:39 pm

visual_system_for_matching_coloured_infills
link [You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:44 pm

Danh Sách Những Hóa Chất Hạn Chế
Sử Dụng 2010
link [You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:49 pm

[You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:53 pm

báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ
tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
link [You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 10:55 pm

Hiệp Hội May Mặc và Giày Dép Hoa Kỳ (AAFA)

Danh Sách Chất Liệu Hạn Chế Sử Dụng (RSL)
[You must be registered and logged in to see this link.]
pass master-ken
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:09 pm

nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên
PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội) đã tìm ra công nghệ dùng lá
cây, vỏ cây...để nhuộm vải sợi bông và lụa tơ tằm, thay cho phẩm màu
nhân tạo.
Theo PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), tác
giả của công trình nghiên cứu, công nghệ trên còn góp phần bảo vệ môi
trường do không cần dùng thuốc nhuộm tổng hợp. Ngoài ra, rất dễ chuyển
giao cho nông dân để sản xuất hàng thủ công, góp phần xoá đói, giảm
nghèo

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Book_naturaldyeing

10 năm nghiên cứu
Con
đường đến với nghiên cứu này của PGS Lĩnh bắt đầu từ năm 1996 khi bà
được một số tổ chức phi chính phủ mời tham gia vào dự án giúp dân tộc
thiểu số nâng cao độ bền màu của thổ cẩm.
Có một thực tế là rất ít
chất nhuộm tự nhiên được sử dụng để nhuộm các loại vải hiện nay, kể cả
tơ tằm. Đối với đồng bào thiểu số cũng vậy, họ thường dùng chất nhuộm
tổng hợp, nếu dùng chất nhuộm tự nhiên thì chủ yếu là trong cây chàm.

chuyên gia hoá nhuộm, trong quá trình tham gia dự án, PGS Lĩnh đã phát
hiện trong thiên nhiên có sẵn các nguồn nguyên liệu làm chất nhuộm. Vậy
làm sao cứ phải dùng chất nhuộm tổng hợp, gây ô nhiễm môi trường?
Thế
là hai năm sau, bà xin đăng ký đề tài khai thác sử dụng các chất nhuộm
màu tự nhiên để nhuộm vải bông, lanh và tơ tằm. Trong phòng thí nghiệm,
PGS Lĩnh đã sử dụng lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng,
ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây sà cừ... để nhuộm
vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm.

Ban đầu, bà làm bằng phương
pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu trong lá rồi nhúng vải
vào nhuộm. Trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng
lên màu, đều màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau.
Sở dĩ PGS Lĩnh dùng phương pháp tách chiết dịch màu là vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất, nếu tách chất màu trong lá rồi chế thành thuốc nhuộm tinh khiết thì sẽ rất tốn kém.
Thứ
hai, trong dung dịch màu có nhiều tạp chất và những tạp chất này góp
phần tạo ra những gam màu trầm, tự nhiên mà không thể có được nếu dùng
thuốc nhuộm tổng hợp. Dung dịch màu được tận dụng tối đa vì nước đầu
tiên sẽ được dùng để nhuộm màu đậm, những nước còn lại sẽ cho các gam
màu nhạt hơn.

Quy trình công nghệ hoàn chỉnh
Theo
thời gian, PGS Lĩnh đã phát triển được ý tưởng về công nghệ, vừa tách
dịch màu, vừa nhuộm vải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn.
Nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy
nhuộm để chiết dung dịch màu. Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào
máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường.
PGS Lĩnh
cho biết lá chè già (bị vứt bỏ trên các nông trường chè), hạt lương nho
(hạt cà ri sẵn có trong miền Nam), lá hồng xiêm và lá bàng là những
nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, có thể được sử dụng trong sản xuất. Mỗi
loại có thể tạo ra 5 gam màu khác nhau, từ đậm tới nhạt. Còn nếu phối
các gam màu của các loại lá này với nhau thì sẽ tạo ra nhiều gam màu độc
đáo hơn nữa.
Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng khẳng định các
màu tự nhiên này đặc biệt thích hợp với vải tơ tằm. Một phát hiện thú vị
nữa trong quá trình nghiên cứu là lá chè có khả năng kháng nhàu cho lụa
tơ tằm trong khi lá bàng và bạch đàn làm tăng khả năng kháng khuẩn cho
sản phẩm.

Một số khách nước ngoài đã tìm tới PGS Lĩnh hỏi mua
vải tơ tằm được nhuộm bằng chất màu tự nhiên này song bà chưa thể đáp
ứng do không có vốn để triển khai sản xuất.
Trăn trở duy nhất của nhà
khoa học tâm huyết này là tìm được người cộng tác để ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào sản xuất quy mô lớn, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
vừa tạo ra sản phẩm có tính sinh thái cao, góp phần xoá đói giảm nghèo
cho nông dân.
Đã có một số người tìm đến hỏi về công nghệ nhuộm độc
đáo này và PGS Lĩnh không ngần ngại tiết lộ bí quyết. Thế nhưng, sau đó
bà không nghe tin gì về họ. Tiếc ư? hoàn toàn không vì đối với PGS Lĩnh,
hạnh phúc lớn nhất là kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào đời sống.


Vấn đề độc hại của thuốc nhuộm gây ra cho môi trường đã làm đau đầu các
nhà khoa học, cũng như các chuyên gia trong ngành. Các đề tài nghiên cứu
đã ra đời nhưng đã có bao nhiêu đề tài cuối cùng được áp dụng vào thực
tế nhà máy?
Và tại sao chúng ta lại chưa công nghiệp những thuốc nhuộm tự nhiên?
Và tại sao chúng ta không thử thuốc nhuộm tự nhiên trên các loại vải khác nhau như polyester, spandex, CD,...?
Màu sắc được nâng cao, sự đa dạng ánh màu, phối màu,...
Và cuối cùng, em phải làm gì để có thể bắt nhịp được quá trình nghiên cứu ấy?


1. Thuốc nhuộm màu chàm (Wikipedia.com)

Thuốc
nhuộm màu chàm hay thuốc nhuộm chàm hay bột chàm là một loại thuốc
nhuộm với màu xanh chàm (xem bài màu chàm) dễ nhận ra. Thành phần hóa
học tạo ra thuốc nhuộm màu chàm là indigotin. Người cổ đại chiết lấy
thuốc nhuộm chàm tự nhiên từ một vài loài thực vật cũng như một trong
hai loài ốc biển (Hexaplex trunculus hay Haustellum brandaris) nổi tiếng
của người Phoenicia, nhưng gần như tất cả thuốc nhuộm màu chàm ngày nay
đều được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.

Trong số các ứng
dụng của thuốc nhuộm màu chàm có sản xuất vải bông chéo (denim) cho loại
quần áo bò (jeans) màu xanh chàm. Dạng của thuốc nhuộm màu chàm dùng
cho thực phẩm được gọi là "indigotine", và nó được liệt kê tại USA như
là FD&C Blue No. 2, và tại Liên minh châu Âu như là E132.

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Indian_indigo_dye_lump
Một cục thuốc nhuộm màu chàm

1.1 Nguồn sử dụng

Một
số loài thực vật, như tùng lam (Isatis tinctoria), đã từng là nguồn
cung cấp thuốc nhuộm chàm trong lịch sử, nhưng phần lớn thuốc nhuộm màu
chàm tự nhiên là thu được từ các loài trong chi Chàm (Indigofera), có
nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới. Trong các khu vực có khí hậu ôn đới
thuốc màu chàm cũng có thể thu được từ tùng lam (Isatis tinctoria) và
nghể chàm (Polygonum tinctorum), mặc dù từ các loài trong chi Indigofera
thì sản lượng thuốc nhuộm là cao hơn. Loài chàm có giá trị thương mại
chủ yếu tại châu Á là cây chàm (Indigofera tinctoria). Tại Trung Mỹ và
Nam Mỹ thì hai loài Indigofera suffruticosa (chàm anil) và Indigofera
arrecta (chàm Natal) là quan trọng nhất.

Bột màu chàm tự nhiên là
nguồn thuốc nhuộm duy nhất cho tới năm 1900. Tuy nhiên, chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn thì bột màu chàm tổng hợp đã gần như thay thế hoàn
toàn cho bột màu chàm tự nhiên.

Tại Hoa Kỳ, công dụng chủ yếu
của thuốc nhuộm màu chàm là trong sản xuất vải bông chéo để may quần áo
bò. Trên một triệu bộ quần áo bò của thế giới được nhuộm màu chàm mỗi
năm. Trong nhiều năm, thuốc màu chàm cũng được dùng để sản xuất len màu
xanh nước biển sẫm.

Màu chàm không liên kết quá bền với sợi vải vì thế việc mặc và giặt liên tục có thể làm bay màu của vải một cách chậm chạp

Thuốc
màu chàm cũng được sử dụng để tạo màu thực phẩm (FD&C Blue No. 2
hay E132) . Thông số cho FD&C Blue No. 2 bao gồm ba hóa chất, trong
đó thành phần chính là muối indigotindisulfonat natri.

Indigotinesulfonat
natri cũng được sử dụng như là thuốc nhuộm màu trong thử nghiệm chức
năng thận, như là thuốc thử để phát hiện các nitrat và clorat cũng như
trong thử nghiệm sữa.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Indigo_plant_extract_sample
Thuốc nhuộm màu chàm

1.2 Lịch sử

Thuốc
nhuộm màu chàm là một trong các loại thuốc nhuộm cổ nhất được sử dụng
để nhuộm màu trong công nghiệp dệt vải và in ấn. Nhiều quốc gia châu Á,
như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản v.v đã sử dụng thuốc nhuộm màu chàm
trong nhiều thế kỷ. Thuốc nhuộm này cũng được các nền văn minh cổ đại
khác ở Mesopotamia, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Anh tiền
sử, Mesoamerica, Peru, Iran và châu Phi biết tới.

Người ta coi
Ấn Độ là trung tâm cổ nhất trong ngành thủ công nghiệp nhuộm màu chàm
của Cựu thế giới. Đây cũng là nơi cung cấp đầu tiên thuốc nhuộm màu chàm
cho châu Âu vào thời đại Hy-La. Sự gắn liền của màu chàm với Ấn Độ được
phản ánh trong các từ trong tiếng Hy Lạp để chỉ loại thuốc nhuộm và
vùng đất này, đó là indikon và Ἰνδία (India-Ấn Độ). Người La Mã sử dụng
từ indicum, nó được chuyển qua và thể hiện trong tiếng Italia và cuối
cùng là trong tiếng Anh với từ indigo.

Tại vùng Lưỡng Hà
(Mesopotamia), tấm bảng ghi bằng chữ hình nêm kiểu tân-Babilon trong thế
kỷ 7 có đưa ra công thức để nhuộm màu len, trong đó len màu xanh da
trời (uqnatu) được sản xuất bằng cách ngâm trong nước chàm và đưa quần
áo ra ngoài không khí lặp đi lặp lại vài lần. Bột chàm có lẽ đã được
nhập khẩu từ Ấn Độ.

Người La Mã sử dụng thuốc màu chàm làm chất
nhuộm màu cho thuốc màu và cho các mục đích y tế, mỹ phẩm. Đây là một xa
xỉ phẩm do các thương nhân Ả Rập nhập khẩu từ Ấn Độ vào vùng ven Địa
Trung Hải.

Thuốc nhuộm màu chàm vẫn còn là mặt hàng khan hiếm tại
châu Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ. Thuốc nhuộm từ tùng lam, với thành
phần hóa học đồng nhất, đã được sử dụng để thay cho thuốc nhuộm màu
chàm.

Vào cuối thế kỷ 15, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha là Vasco
da Gama đã phát hiện ra hành trình đi biển để tới Ấn Độ. Điều này đã
dẫn tới việc thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp của người châu Âu
với Ấn Độ, quần đảo Gia vị, Trung Quốc, Nhật Bản. Các nhà nhập khẩu đã
có thể tránh các khoản thuế nặng nề do các trung gian người Ba Tư,
Levant và Hy Lạp đặt ra cũng như độ dài của các hành trình đường bộ đầy
nguy hiểm đã từng được sử dụng trước đây. Kết quả là việc nhập khẩu và
sử dụng thuốc nhuộm màu chàm tại châu Âu cũng gia tăng đáng kể. Phần lớn
thuộc nhuộm màu chàm dùng tại châu Âu đến từ châu Á thông qua các hải
cảng tại Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. Tây Ban Nha nhập khẩu thuốc nhuộm này
từ các thuộc địa của mình ở Nam Mỹ. Nhiều đồn điền trồng chàm được các
quốc gia châu Âu hùng mạnh thiết lập tại các vùng nhiệt đới; với sản
lượng lớn tại Jamaica và South Carolina, trong đó sức lao động chủ yếu
là của các nô lệ da đen châu Phi hay châu Mỹ gốc Phi. Các đồn điền chàm
cũng phát triển tại quần đảo Virgin. Tuy nhiên, Pháp và Đức đã đặt việc
nhập khẩu thuốc màu chàm ra ngoài vòng pháp luật vào thế kỷ 16 để bảo hộ
cho công nghiệp sản xuất thuốc màu từ tùng lam của cư dân bản xứ.

Màu
chàm là nền tảng trong nhiều thế kỷ cho các truyền thống dệt may ở Tây
Phi. Từ những người dân du cư Tuareg ở sa mạc Sahara tới Cameroon, quần
áo nhuộm chàm là biểu hiện của sự giàu có. Phụ nữ nhuộm chàm quần áo ở
phần lớn các khu vực, với người Yoruba ở Nigeria và người Manding ở Mali
là những người rất thành thạo trong công việc của họ. Những thợ nhuộm
Hausa là nam giới làm việc tại các hố nhuộm chàm của cộng đồng đã từng
là nền tảng của sự giàu có của thành phố cổ Kano, và ngày nay người ta
vẫn có thể nhìn thấy họ miệt mài làm công việc của mình tại các hố nhuộm
đó.

Tại Nhật Bản, bột chàm là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ
Edo khi nước này bị cấm nhập khẩu lụa và người Nhật bắt đầu nhập khẩu và
trồng bông. Rất khó để nhuộm màu cho sợi bông, ngoại trừ dùng bột chàm.
Thậm chí ngày nay, màu chàm vẫn là thích hợp cho kimono mùa hè Yukata,
do y phục truyền thống này gợi nhớ lại thiên nhiên và biển xanh.

Năm
1865 nhà hóa học người Đức là Johann Friedrich Wilhelm Adolf von Baeyer
bắt đầu làm việc với thuốc nhuộm màu chàm. Công trình của ông lên đến
đỉnh điểm trong việc lần đầu tiên tổng hợp ra thuốc nhuộm màu chàm vào
năm 1880 từ o-nitrobenzalđêhít và axeton bằng việc bổ sung hiđrôxít
natri hay hiđrôxít bari hoặc amoniac loãng và việc thông báo về cấu trúc
hóa học của nó vào 3 năm sau. BASF đã phát triển quy trình sản xuất có
thể khả thi về mặt thương mại và được sử dụng vào năm 1897, còn tới năm
1913 thì thuốc nhuộm màu chàm tự nhiên đã gần như bị thay thế hoàn toàn
bằng thuốc nhuộm màu chàm tổng hợp. Vào thời điểm năm 2002, 17.000 tấn
thuốc nhuộm màu chàm tổng hợp đã được sản xuất trên khắp thế giới.

Trong
thế kỷ 19, người Anh mua phần lớn thuốc nhuộm màu chàm từ Ấn Độ. Với sự
ra đời của chất thay thế theo phương pháp tổng hợp thì nhu cầu về thuốc
nhuộm màu chàm tự nhiên đã giảm xuống và các trang trại trồng chàm
không còn đem lại lợi nhuận nữa.

Trong văn chương, vở kịch
Nildarpan của Dinabandhu Mitra (1830-1873) được viết dựa trên cuộc sống
của các nô lệ và cảnh lao động cưỡng bức của họ trong việc trồng chàm ở
Ấn Độ khi đó. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nổi dậy của
người Bengal năm 1858 gọi là Nilbidraha.

1.3 Phát triển trong công nghệ nhuộm

Bột
chàm (Indigo) là thuốc nhuộm khó sử dụng do nó không hòa tan trong
nước; để hòa tan, nó cần phải trải qua một số biến đổi hóa học. Khi vải
cần nhuộm được đưa ra khỏi bể nhuộm, bột chàm nhanh chóng kết hợp với
ôxy trong không khí và chuyển hóa thành dạng không hòa tan. Khi lần đầu
tiên nó có tương đối sẵn tại châu Âu vào thế kỷ 16, các thợ nhuộm và thợ
in châu Âu đã gặp nhiều khó khăn với bột chàm do tính chất đặc biệt
này. Nó cũng là hóa chất có khả năng gây ngộ độc do đòi hỏi một vài biến
đổi hóa học, và do vậy có nhiều cơ hội gây thương tổn cho người lao
động. Trên thực tế, trong thế kỷ 19, nhà thơ người Anh William
Wordsworth đã nói tới những hoàn cảnh gian khổ của các công nhân làm
nghề nhuộm chàm ở thành phố quê hương ông là Cockermouth trong bài thơ
tự truyện của ông "The Prelude". Để nói về điều kiện làm việc kinh khủng
của họ và lòng cảm thương mà ông dành cho họ, ông đã viết, "Doubtless, I
should have then made common cause/ With some who perished; haply
perished too,/ A poor mistaken and bewildered offering - / Unknown to
those bare souls of miller blue."

Quy trình tiền công nghiệp để
nhuộm màu bằng bột chàm được sử dụng tại châu Âu là hòa tan bột chàm
trong nước tiểu để lâu. Nước tiểu khử bột chàm không hòa tan trong nước
thành chất hòa tan trong nước gọi là bột chàm trắng hay leucoindigo, nó
sinh ra dung dịch màu lục-vàng. Vải nhuộm trong dung dịch này sẽ chuyển
thành màu chàm sau khi bột chàm trắng bị ôxi hóa và trở thành bột chàm.
Urê tổng hợp để thay thế cho nước tiểu chỉ có trong thế kỷ 19.

Một
phương pháp tiền công nghiệp khác, sử dụng tại Nhật Bản, là hòa tan bột
chàm trong bể chứa nung nóng, trong đó mẻ cấy vi khuẩn ưa nhiệt và kỵ
khí được duy trì. Một vài loài vi khuẩn sinh ra hiđrô như là sản phẩm
của quá trình trao đổi chất của chúng, nó có thể chuyển hóa bột chàm
không hòa tan thành bột chàm trắng hòa tan. Vải nhuộm trong các bể chứa
này được trang trí bằng các kỹ thuật shibori, kasuri, katazome,
tsutsugaki. Các ví dụ về quần áo được nhuộm bằng các kỹ thuật này có thể
nhìn thấy trong các tác phẩm của Hokusai và các nghệ sĩ khác.

Hai
phương pháp khác để áp dụng trực tiếp bột chàm được phát triển tại Anh
trong thế kỷ 18 và được sử dụng nhiều trong thế kỷ 19. Phương pháp thứ
nhất, gọi là pencil blue (bút chì lam) do nó được áp dụng chủ yếu bằng
bút chì hay chổi, có thể được sử dụng để thu được tông màu sẫm.
Trisulfua asen và chất làm đặc được thêm vào bể chứa bột chàm. Hợp chất
của asen làm chậm quá trình ôxi hóa của bột chàm đủ kéo dài để quét lớp
thuốc nhuộm lên trên vải.

Phương pháp thứ hai gọi là china blue
(lam Trung Hoa) do nó tương tự như sứ men lam-trắng của Trung Quốc. Thay
vì sử dụng dung dịch bột chàm trực tiếp, quy trình sẽ là việc in dạng
không hòa tan của bột chàm lên trên vải. Bột chàm sau đó bị khử trong
một chuỗi các bể chứa sulfat sắt (II), với quá trình ôxi hóa giữa mỗi
lần ngâm nước. Quy trình china blue có thể tạo ra các kiểu mẫu sắc nét,
nhưng nó không thể tạo ra tông màu sẫm như ở phương pháp pencil blue.

Vào
khoảng năm 1880 quy trình glucoza được phát triển. Nó đã cho phép có
khả năng in trực tiếp bột chàm lên vải và có thể tạo ra các bản in bột
chàm sẫm màu không đắt tiền mà không thể đạt được với phương pháp china
blue.

1.4 Thuộc tính hóa học

Bột chàm là
chất bột kết tinh màu lam sẫm, nóng chảy ở 390°-392°C. Nó không hòa tan
trong nước, rượu, ête nhưng hòa tan trong cloroform, nitrobenzen, axít
sulfuric đặc. Cấu trúc hóa học của bột chàm tương ứng với công thức
C16H10N2O2.

Chất có nguồn gốc tự nhiên là indican, nó không màu
(hay màu trắng) và hòa tan trong nước. Indican có thể dễ dàng bị thủy
phân để tạo ra glucoza và indoxyl. Các chất ôxi hóa nhẹ, như phơi nhiễm
ra không khí, chuyển hóa indoxyl thành bột chàm.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Indigo

Quy
trình sản xuất đã phát triển vào cuối thế kỷ 19 hiện vẫn còn được sử
dụng trên khắp thế giới. Trong quy trình này, indoxyl được tổng hợp bằng
cách nấu chảy phenylglyxinat natri trong hỗn hợp của NaOH với sodamid.
Một
vài hợp chất đơn giản hơn cũng có thể được sản xuất bằng cách phân hủy
indigo; các hợp chất này bao gồm anilin và axít picric. Phản ứng hóa học
có tầm quan trọng thực tế duy nhất là khử nó bằng urê thành bột chàm
trắng. Bột chàm trắng bị tái ôxi hóa thành bột chàm sau khi nó được dùng
để nhuộm vải.
Bột chàm xử lý với axít sulfuric sinh ra chất có màu
lam-lục. Nó đã có sẵn từ giữa thế kỷ 18. Bột chàm được sulfonat hóa còn
gọi là lam Saxon hay indigo cacmin.

Tía Tyre là thuốc nhuộm màu
tía có giá trị trong thời cổ đại. Nó được sản xuất từ các chất bài tiết
ra của các loại ốc biển vùng Địa Trung Hải. Năm 1909 cấu trúc hóa học
của nó được thể hiện là 6,6′-dibromoindigo. Nó chưa bao giờ được sản
xuất tổng hợp trên nền tảng thương mại.

Cấu trúc SMILES của indigo là S=O=c3c(=c2[nH]c1ccccc1c2=O)[nH]c4ccccc34 và số CAS là 12626-73-2.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt 180px-Indigotine

1.5 Tổng hợp hóa học

Bột
chàm có thể sản xuất theo phương pháp tổng hợp bằng nhiều cách. Phương
pháp nguyên bản, lần đầu tiên được Heumann sử dụng năm 1897 để tổng hợp
bột chàm là nung nóng axít N-(2-cacboxyphenyl)glyxin tới 200°C trong khí
trơ với NaOH. Nó sinh ra axít indoxyl-2-cacboxylic, một chất dễ dàng bị
khử cacboxylat và ôxi hóa trong không khí thành bột chàm.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Indigo_original_synthesis
Phương pháp nguyên bản của Heumann trong tổng hợp bột chàm (indigo).
Phương
pháp tổng hợp hiện đại của bột chàm là khác biệt một chút với phương
pháp nguyên bản và việc phát minh ra phương pháp này được coi là của
Pfleger vào năm 1901. Trong quy trình này, N-phenylglyxin được xử lý
bằng các chất kiềm nóng chảy (NaOH hay KOH) chứa sodamid (NaNH2). Nó sinh ra indoxyl, sau đó chất này bị ôxi hóa trong không khí thành bột chàm.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Indigo_modern_synthesis
Phương pháp Pfleger trong tổng hợp bột chàm




2. NHUỘM TƠ TẰM BẰNG THUỐC NHUỘM TỰ NHIÊN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ LÁ CÂY TÍA TÔ TÂY
(Bài viết được đăng trên website của Bộ Công Thương-Vụ Khoa học Công nghệ-Thông tin khoa học công nghệ)

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt L%C3%A1%20tia%20t%C3%B4

2.1 LỜI GIỚI THIỆU


Sự bắt đầu của một thiên niên kỷ mới đảm bảo đem đến rất nhiều thay
đổi quyết liệt trong cuộc sống con người. Một trong những sự biến chuyển
này là hướng tới những loại thuốc nhuộm tự nhiên và cách sử dụng chúng
sao cho có hiệu quả so với loại thuốc nhuộm tổng hợp là loại hoá chất
hiện đang mất dần chỗ đứng do những nhận thức mang tính quốc tế về bảo
vệ môi trường và sinh thái. Với loại thuốc nhuộm tự nhiên không ô nhiễm
hiện đang xuất hiện như là một sự lựa chọn hoàn hảo do chúng không độc
hại và dễ sử dụng.

Trong bối cảnh hiện nay, thuốc nhuộm tự
nhiên là chất tạo màu trong ngành dệt và may mặc thời trang ngày càng
thích đáng hơn so với trước đây ở bên trong và bên ngoài đát nước (Ấn
độ). Đây là một quốc gia mà đang có một mạng lưới đang phát triển bao
gồm các nhà nghiên cứu thuốc nhuộm tự nhiên, những nhà sản xuất, nhà tổ
chức và người tiêu dùng. Do đó, toàn cảnh hiện nay của việc thúc đẩy sử
dụng thuốc nhuộm tự nhiên là rất lạc quan và nhiều hứa hẹn.


Nghề thủ công cổ đại sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên đang được hồi
phục lại trong các ngành dệt thoi, dệt kim và những người công nhân sản
xuất kim dệt phát hiện lại những đặc tính mềm mại, mỏng, bóng láng và
hơn tất cả đó là màu sắc sống động đồng thời cùng với việc phát hiện ra
được rất nhiều màu sắc rõ nét, tươi sáng. Thuốc nhuộm tự nhiên bền vững
trong thời gian dài và lưu giữ được vẻ đẹp và sự quyến rũ tuyệt vời.
Chúng tạo ra được một sự phối hợp hài hoà giữa những gam màu và nếu như
màu sắc phai đi thì tạo ra những ánh màu câm tuyệt vời.


Có rất nhiều thời gian để tập trung vào nghiên cứu về các phương pháp
chiết xuất, nguồn đầu vào rẻ, mới mẻ để sản xuất ra một lượng vừa đủ
những chất màu tự nhiên, an toàn và có thể tồn tại độc lập được mà có
thể lấy lại được những danh tiếng từ trước, ít nhất là thay thế được với
loại thuốc nhuộm tổng hợp.

2.2 CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆM

Lựa chọn vải thí nghiệm

Loại vải tơ tằm được chọn để nghiên cứu là loại vải cho ánh màu rực rỡ với loại thuốc nhuộm đã chọn.

Tiền xử lý vải lụa tơ tằm


Người ta chuẩn bị dung dịch bột giặt trung tính (Genteel) chứa
0,5ml genteel/100ml nước và được đun nóng đến 50 độ C. Vải tơ tằm được
nhúng vào trong dung dịch này và khuấy nhẹ trong 30 phút. Sau đó, vải
được giũ trong nước máy, phơi trong bóng râm và là khi còn ẩm.

2.2.1 Chọn thuốc nhuộm


Cây tía tô tây là một loại cây thảo mộc lâu năm nhưng thuộc
loại cây bụi nhỏ. Một tán lá nhỏ có kích thước từ 30 - 60cm, giống như
cây khổ sâm có nhiều đốm màu khác nhau trên lá. Với những vết, sọc, chấm
của những màu sắc đối lập nhau trên tán lá cây thì những gam màu như
xanh lá cây nhạt, nâu, hạt dẻ, màu tía, đồng thiếc, màu đồng,... cùng
hoặc không cùng với mép diềm lá, vỏ sò tạo vẻ đẹp như bức tranh. Những
cây này yêu cầu nhiệt độ tối thiểu là 55 độ C và phải được đất màu mỡ,
đủ ánh nắng.

2.2.2 Chọn chất cầm màu


Ở đây người ta đưa ra nghiên cứu ba chất cầm màu kim loại đó là
sunphát nhôm kali, sunphát đồng và sunphát sắt và ba chất cầm màu tự
nhiên với tên gọi Bahera, vỏ cây Pomegranate và lá cây chè. Với mối chất
cầm màu thí nghiệm với bốn nồng độ khác nhau đó là .05, .10, .15 và
.20gm cho nhôm; .01, .02, .03 và .4gm cho sunphát đồng và sunphát sắt;
1, 2, 3 và 4gm cho tương ứng với Bahera, vỏ cây Pomegranate và lá cây
chè. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành ba cách cầm màu đó là cầm màu
trước, trong và cầm màu sau.

2.2.3 Đánh giá các biến sô nhuộm


Người ta tiến hành thực hiện một loạt các thí nghiệm để xác
định các biến số nhuộm chẳng hạn như nồng độ trích ly trung bình và tối
ưu của nguyên liệu nhuộm, thời gian trích ly, thời gian nhuộm, nồng độ
chất cầm màu và phương pháp cầm màu.

* Môi trường trích ly để nhuộm


Thuốc nhuộm từ lá cây tía tô tây được chiết xuất từ kiềm, axít
và nước trung tính. Người ta chuẩn bị axít trung tính bằng cách cho 1ml
axít hyđrôcloric vào trong 100ml nước. Kiềm trung tính được chuẩn bị
bằng cách cho 1gm Na2CO3 vào 10ml nước. Sau đó nguyên liệu nhuộm được
cho vào từng dung dịch và đung nóng lên tơi 60 độ C trong thời gian 1
giờ đồng hồ. Với mỗi phần chiết thuốc nhuộm, cho một lượng vải tơ tằm đã
biết bào và nhuộm trong 60 phút. Phương pháp nhuộm này cho màu sắc trên
tơ tằm đẹp nhất và cách này được chọn để nghiên cứu về sau.

* Nồng độ nguyên liệu nhuộm


Chuẩn bị năm nồng độ nguyên liệu nhuộm khác nhau bằng cách đun
nóng 2, 4, 6, 8 và 10gm nguyên liệu nhuộm trong 100ml nước ở nhiệt độ 80
độ C trong 1 giờ. Sau đó dung dịch này được lọc và làm lạnh.


Mật độ quang học của dung dịch nhuộm trước và sau khi nhuộm được
ghi lại và phần trăm thấm hút nước cũng được tính toán. Nồng độ chỉ ra
cho thấy phần trăm thấm hút nước cao nhất đã được chọn là nồng độ tối ưu
để nghiên cứu thêm.

* Thời gian tận trích thuốc nhuộm


Năm mức nồng độ thuốc nhuộm được chọn, mỗi loại bao gồm 100ml
nước axít và được đun lần lượt trong 30, 45, 60, 75 và 90 phút. Với mỗi
dung dịch tận trích, người ta cho vào đó một lượng vải tơ tằm đã cho và
nhuộm trong 60 phút. Vải nhuộm được giặt bằng nước và phơi trong bóng
râm. Phần trăm hấp thụ nước được tính cho riêng từng mẫu và trên cơ sở
các kết quả thu được sẽ tối ưu hoá thời gian nhuộm tận trích.

* Thời gian nhuộm


Năm dung dịch nhuộm của lá tía tô tây được chuẩn bị bằng cách
tận trích thuốc nhuộm với nồng và thời gian tận trích tối ưư trong 100ml
nước. Việc nhuộm các mẫu vải tơ tằm trước giặt được tiến hành lần lượt
trong 30, 45, 60, 75 và 90 phút./.

3. Nhuộm vải bằng chất mầu chiết xuất từ thảo mộc
(đăng trên báo Nhân Dân)

Các
chuyên gia Phòng Hóa nhuộm và xử lý hoàn tất sản phẩm dệt - may (Khoa
Công nghệ dệt - may và thời trang, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) đã
hoàn thiện công nghệ nhuộm vải cotton, vải tơ tằm bằng chất mầu tự nhiên
được chiết xuất từ lá các loại cây sẵn có ở nước ta như: chè, bàng,
bạch đàn, hồng xiêm, sắn dây, thiên lý, tre...

Ðây là công nghệ
dựa trên kỹ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc địa phương,
nhưng đã được nâng lên bằng những kỹ thuật mới nên màu vải sau khi nhuộm
bền hơn, sặc sỡ hơn và vải ít bị nhàu. Ðiều quan trọng hơn là nó có ưu
điểm về khả năng bảo vệ da, tính kháng khuẩn cao và nước thải trong quá
trình nhuộm không hủy hoại môi trường như các loại thuốc nhuộm có nguồn
gốc từ hóa chất.

Ðề tài này được hình thành từ những chuyến đi
thực tế của PGS-TS Hoàng Thị Lĩnh tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số
chuyên nhuộm vải thổ cẩm thủ công bằng lá chàm và củ nâu ở Lạng Sơn, Sơn
La, Lào Cai, Hòa Bình. Nhưng nguồn nguyên liệu này ngày càng khan hiếm.
Hầu hết bà con dân tộc phải sử dụng hóa chất để thay thế vừa dễ bị
phai, vừa có hại cho da. Vì thế tác giả đã nghiên cứu, đưa các loại lá
vào tách chiết lấy dung dịch màu, sau đó bổ sung một số hợp chất có tỷ
lệ thích hợp và cho vải vào nhuộm đều.

Ðể tăng số lượng vải cho
một lần nhuộm, đồng thời bảo đảm đồng đều của màu trên vải nhuộm, nhóm
nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình công nghệ nhuộm đơn giản: Sau khi thu
gom nguyên liệu, rửa sạch đưa vào bộ phận phụ trợ có nhiệm vụ tách
chiết lấy dung dịch chất mầu rồi chuyển vào máy nhuộm. Trong bộ phận máy
nhuộm, thiết kế thêm giỏ lọc tạp chất từ nguyên liệu. Mỗi lần nhuộm ít
nhất cũng phải đạt công suất 200 m vải/lần.

Mỗi loại lá cây cho
ít nhất năm loại mầu khác nhau và khi tận dụng dung dịch loãng của hai
loại cây khác nhau sẽ cho ra nhiều loại mầu phong phú.
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:10 pm

4. Nhuộm Thâm
([You must be registered and logged in to see this link.])

Truyền
thuyết kể rằng, khi quân Mã Viện đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, tới
một làng, quân Mã chợt hoa mắt vì thấy những sào vải đen phơi dọc ngang
không biết lối nào mà lần. Quân Mã sợ rơi vào trận đồ bát quái của hai
bà, đành quay ra tìm đường khác. Ngôi làng trong truyền thuyết khiến
quân Mã Viện phải hốt hoảng ấy chính là Huê Cầu, thuộc tổng Huê Cầu,
huyện Tế Giang (sau thuộc Văn Giang), phủ Thuận An (sau đổi phủ Thuận
Thành), trấn Kinh Bắc, nay thuộc thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ
Văn, tỉnh Hưng Yên. Còn những sào vải đen khiến quân giặc tưởng là "trận
đồ bát quái" kia, chính là nghề tổ của làng - nghề nhuộm thâm.
Ai lên Đồng Tỉnh,
Huê Cầu Đồng Tỉnh bán thuốc,
Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền...,

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Small_1218037282.nv

Nói
quanh nói quẩn những Đồng Tỉnh, Huê Cầu, Thanh Lâm, thì chẳng qua cũng
là một lời tỏ tình, kiểu Hôm qua tát nước đầu đình..., áo nhuộm thâm là
cái cớ, nhưng cái cớ ấy từng là một phần không thiếu được trong đời sống
người nông dân Việt Nam.

Trong số gần 500 làng nghề từng tồn tại
ở đồng bằng sông Hồng, làng ươm tơ dệt vải có lẽ là làng nghề đông
nhất. Dọc theo các con sông, các bãi bồi đều là những bãi dâu rười rượi,
và nhất định phía trong những bãi dâu ấy có lanh canh tiếng thoi đưa
cửi dệt. Nhưng trừ Huê Cầu ra, không thấy nói đến làng nào có nghề
nhuộm. Các cụ bà Nguyễn Thị Thoan (làng dệt Đại Mỗ), Nguyễn Thị Mùi
(làng dệt La Khê) đều cho biết làng chỉ dệt vải rồi mang vải mộc ra chợ
Đình (chợ đình làng) hoặc chợ Hà Đông bán cho lái buôn. Nơi sẽ nhuộm tất
cả thứ vải lụa ấy rồi đem bày bán chính là phường Hàng Đào nơi Kẻ Chợ.
Hàng Đào nổi tiếng về nhuộm điều, các mầu đỏ, hồng, hoa đào... Đến thế
kỷ 18, trong Thượng Kinh phong vật chí ghi chép lại thì: "Phường Hàng
Đào làm nghề nhuộm mầu: mầu trắng như tuyết, mầu đỏ như tiết, mầu đen
như mực... Mầu vàng là chính. Màu tạp thì có mầu hoa hiên, thiên thanh,
hoa đào, cánh trả, quan lục, không mầu nào giống mầu nào". Rồi thì người
Hàng Đào cũng bắt đầu "chuyên môn hóa" công việc, theo nhà nghiên cứu
Chu Quang Trứ trong Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền,
Hàng Đào chỉ giữ lại việc nhuộm điều, chuội trắng nhờ bên Cầu Gỗ, còn
lại giao cho Hàng Thợ Nhuộm... (đều thuộc Hà Nội). Duy có một thức nhuộm
mà phường Hàng Đào không khi nào tự làm được, ấy là nhuộm thâm (đen).
Bởi nhuộm thâm thời ấy, tất cả bằng mầu thực bắt buộc phải có... bùn,
người Hàng Đào phải giao vải mộc về nơi khác, và Huê Cầu chính là nơi
nổi tiếng về cái thức nhuộm rất dân dã và cũng rất lạ lùng này. Cứ theo
truyền thuyết thì nghề nhuộm thâm ở Huê Cầu cũng có ngót nghét 2.000 năm
!

Người Huê Cầu nhún nhường lắm về nghề tổ của làng mình: Ruộm
(nhuộm) thâm chẳng hết bao nhiêu/Hết một nắm đất với niêu lá sòi. Nhưng
cái "chẳng hết bao nhiêu" ấy kể ra thì những nhà nhuộm bây giờ nghe cũng
phức tạp: Đầu tiên phải nhuộm gụ bằng củ nâu, đun trong nước lá sòi
(một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như
trong câu ca dao, sau đó lấy bùn trát kín, việc trát bùn phải được làm
đi làm lại vài lần. Sau khi nhuộm xong, tấm vải không đen nhánh, không
đen bóng, mà có mầu đen thâm, bàng bạc, song hầu như không bao giờ phai.
Các khe của sợi vải sau khi nhuộm sẽ được lấp kín, tấm vải cực kỳ dai
và bền, dày dặn nhưng mặc lại không nóng, không bí. Chuyện rằng có những
người mẹ nghèo, đêm ngủ dùng váy thâm lót cho con, tấm váy này có tác
dụng như một tạ giấy thời hiện đại, chính được may bằng loại nái (một
loại vải dày) nhuộm bùn. Trước đây, những mầu sắc rực rỡ thường chỉ được
dùng trong các ngày lễ hội.

Trong đời sống thường ngày, nhất là
đối với người lao động, mầu vải thâm vẫn là gam mầu chính. Một anh
chàng nhắn gửi "ai" đó: Mua anh một áo vải thâm hạt dền. Sau này khi
Nguyễn Đình Thi viết về Đất nước Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn,
không biết có phải là tấm áo đó không ? Và không chỉ thế, người Huê Cầu
còn tự hào vì nghề nhuộm của mình đã ra khỏi làng, vào cả những nơi chốn
cao sang.

Theo gia phả họ Cao, ở làng có cụ Cao Quý Công từng được triều đình nhà Nguyễn vời vào kinh đô Huế nhuộm vải vóc cho hoàng tộc.
Nhưng
đấy là chuyện của những thế kỷ trước. Bây giờ đến Huê Cầu hỏi làng
nghề, người trẻ thì gãi đầu cười trừ. Mấy bà bán hàng đầu chợ nói rằng
làm gì còn ai nhuộm. Cách Huê Cầu khá xa (về thị xã Hải Dương rồi đi
thêm chừng 10 km nữa), ở huyện Nam Sách còn chợ Thanh Lâm. Không ai hiểu
tại sao cái áo nhuộm thâm ở Huê Cầu lại có thể lưu lạc đến một cái chợ
cách nó đến 40-50 km, xưa kia đấy là một khoảng cách đáng kể. Hóa ra,
chợ Thanh Lâm trong câu ca xưa không phải ở Nam Sách, Hải Dương. Theo
bác Tô Xuân Thạch, nhà giáo về hưu đã bỏ nhiều năm tìm lục lại sử sách
về làng, đó là chợ Thanh Lâm (hay Cách Lâm) nằm ở đầu làng Lê Cao bên
cạnh Huê Cầu. Khi quân Hán đô hộ Việt Nam, khu gia binh của thành Luy
Lâu được đặt trên đất Xuân Cầu, hình thành nên khu chợ gần đấy. Chợ
Thanh Lâm này còn có ngôi quán mang tên Hàng Vải, đây chính là nơi bán
sản phẩm nhuộm đặc trưng của làng.Nay thì chợ Thanh Lâm ấy cũng không
còn, khi dân làng đào đất làm lò gạch phát hiện nhiều nền phế tích xưa,
trong đó có cả nền quán Hàng .
Hàng Vải mất, Thanh Lâm cũng chẳng
còn, làng mất nghề, chỉ còn lại độc cái tên từng ghi dấu vào ca dao một
thuở, dân làng chủ yếu chạy chợ và đi làm thuê ngoài Hà Nội. Mấy năm
nay, Huê Cầu cũng muốn mở lại hội làng, nhưng bàn đi bàn lại chẳng biết
nên tổ chức thế nào. Vì đình chùa miếu mạo không còn, nghề tổ cũng mất
(ngoài nghề nhuộm, Huê Cầu còn có đặc sản bánh mỡ song cũng đã thất
truyền), thế hệ trẻ gần như không biết chút gì về quá khứ xưa. Bác Thạch
ngậm ngùi nói một câu nghe chừng rất đúng với Huê Cầu bây giờ: Thế mới
hiểu những giá trị truyền thống có ý nghĩa như thế nào trong đời sống
hiện đại.
Làng Huê Cầu không còn ai biết nghề nhuộm thâm, nhưng đất
dệt xứ bắc vẫn còn. Làng Nội Duệ (Bắc Ninh) có bà Năm nay đã ngoại 80 là
người sót lại cuối cùng của làng chuyên sống bằng nghề nhuộm thuê. Tay
bà vài hôm lại có một mầu: khi xanh, khi đỏ, lúc tím, lúc lại vàng. Đấy
là mầu của thuốc nhuộm, bây giờ là thuốc hóa học, nhuộm xong bà lại phải
dùng thuốc hóa học khác để rửa phòng thuốc nhuộm ăn vào da. Trước kia
nhuộm màu tự nhiên bà không phải lo điều ấy, mà vải không phai, bây giờ
thuốc hiện đại, mầu phai, bà thắc mắc lắm. Bây giờ cũng không ai thuê bà
nhuộm thâm nữa, nhưng nếu bạn muốn, bà vẫn sẵn sàng.


5. Lãnh Mỹ A (Tân Châu-An Giang)
(Theo báo Điện tử Đại học An Giang)

Lãnh
Mỹ A- là một thương hiệu nổi tiếng của lụa Tân Châu. Quê hương xứ lụa
Tân Châu là một làng nghề một thời vang bóng nhưng nay đã mai một rất
nhiều. Những hàng dâu bát ngát ven đường, những khung cửi cất lên những
tiếng dệt vải trong những đêm trăng ….tất cả tạo nên một bức tranh hoành
tráng về thời hoàng kim của lụa Tân Châu.
Ca dao Nam Bộ có câu:
"Trai nào bằng trai hai huyện
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn"
[/i]

Nói
về nghề tơ tằm, chúng ta thấy rằng đây là một trong những nghề thủ công
truyền thống nổi tiếng ở An Giang. Nhìn lại lịch sử, khi chiếm được Nam
Kỳ, một trong những nghề thủ công nghiệp mà Thực Dân Pháp quan tâm khai
thác là nghề dâu tằm. Pháp chọn Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện
các biện pháp phát triển nghề tằm tơ cả Nam Kỳ nhằm cung cấp tơ tằm cho
chính quốc. Chúng cho thành lập ở Tân châu một Viện tằm tơ (tháng
7/1908). Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Tân Châu cũng là trung tâm
sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ.
Chính nhờ có Viện này mà tằm tơ được tuyển chọn những giống tốt cho
năng suất và chất lượng cao để tiến hành nhân giống, đồng thời cũng tiến
hành phổ biến kỹ thuật đến người dân trong vùng. Song song đó, Chính
quyền lúc bấy giờ cũng đã miễn thuế đất cho diện tích trồng dâu và những
chính sách hỗ trợ khác nữa. Vùng Tân Châu là vùng đất cù lao có đất
đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng dâu nuôi tằm. Năng suất trồng dâu
và chất lượng tơ nơi đây tốt hơn những nơi khác. Lúc đầu nông dân nuôi
những giống kén vàng nhưng sau đó với đà phát triển đã ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ nên nông dân đã chuyển sang nuôi những giống tằm
lưỡng hệ trắng và các cặp lai của nó. Những giống tằm này cho năng suất
cũng như chất lượng kén và tơ cao hơn. Tuy nhiên việc nuôi tằm rất cực
nhọc nhất là vào thời điểm tằm ăn lên.

Sau khi xử lý kén là đến
giai đoạn ươm tơ. Trước đây nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền
như: kén được cho vào nồi nước sôi, sau đó kéo mối tơ và gắn vào bánh xa
quay, người thợ ươm tơ khuấy đôi đũa liên hồi vào nồi nấu kén đồng thời
tay cũng quay đều đầu bánh xe để cuộn tròn các sợi tơ. Quay mãi cho đến
khi còn lại xác con tằm. Về sau nông dân đã cải tiến khâu ươm tơ sử
dụng xa ươm tơ bông sen và cơ giới hoá để nâng cao năng suất và chất
lượng tơ. Tơ thô sau đó được tháo ra từ các bó để se lại thành sợi to.
Rồi được dệt lại thành những tấm lụa.

Lụa Tân Châu nổi tiếng với
thương hiệu Lãnh Mỹ A là một trong những loại mặt hàng “độc nhất vô nhị”
mà bất kỳ người phụ nữ nào ở thế kỷ XX cũng đều mơ ước được mặc những
chiết quần lãnh đầy nét quyến rũ này. Lãnh Mỹ A là một loại lụa dệt bằng
tơ tằm, được gia công bằng những công thức rất độc đáo. Nó không có
nhiều màu sắc như những loại vải hiện nay, nó chỉ có một màu đen huyền
bóng loáng và không bao giờ phai màu. Điều đặc biệt và cũng là nét đặc
trưng cho sản phẩm này chính là khả năng không co giãn và không hút ẩm
của nó. Lãnh Mỹ A mặc vào mùa hè thì rất thoáng mát, mặt vào mùa đông
thì ấm áp lạ thường . Dấu hiệu dễ nhận thấy được của những người thợ
nhuộm lụa Tân Châu là đôi bàn tay bị đen do tiếp xúc với phẩm nhuộm.
Nhưng điều đặc biệt ở đây là phẩm nhuộm không phải là những hoá chất
được pha chế như hiện nay, nó là nhựa của một loại quả gọi là quả mặc
nưa. Loại quả này có nguồn gốc từ Campuchia được những người thợ nhuộm
mua quả chở về (mùa thu hoạch quả mặc nưa bắt đầu vào khoảng tháng 5
tháng 6). Sau đó người dân nơi đây tự trồng lấy, không ngờ loại cây này
lại rất thích hợp với vùng đất Tân Châu.

Cây mặc nưa là một loại
cây gỗ có màu đen, thân già thì xù xì do có những mảng da bong ra, lá
mỏng, chùm quả tròn trĩnh gần giống như quả nhản đung đưa trước gió.
Những quả mặc nưa sau khi thu hái đem về được phân loại lớn nhỏ khác
nhau và đặc biệt là loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa nữa. Trái
mặc nưa được đem về giã nát bằng cối đá hoặc bằng máy nghiền sau đó hoà
vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển
sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Dung dịch này
được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu.

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt 179153662_6a286d9f12_o

Lụa
sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, những bãi phơi lãnh rất rộng
được trải bằng như tàu lá dừa hoặc trồng cỏ. Có những sân phơi làm những
cộc phơi những cây hàng dài 20 mét. Lụa sau khi dệt xong thành từng cây
màu trắng có những hoa văn đơn giản nhưng rất phù hợp với màu sắc đen
huyền của lãnh. Những tấm lụa được nhúng vào trong dung dịch nước mặc
nưa sau đó vắt kỹ đem ra nắng phơi, một ngày có thể nhuộm nhiều lần như
thế rồi phơi. Cái đen huyền của nhựa mặc nưa thấm vào từng sợi tơ. Công
việc này lặp đi lặp lại nhiều ngày nếu như thời tiết bình thường thì
khoảng 40-45 ngày thì hoàn tất công đoạn nhuộm. Trong khi đó khoảng 5
đến 7 ngày người thợ nhuộm phải đem những cây hàng (đơn vị tính cho một
cây lụa) đi nện (công đoạn bắt buộc khi gia công Lãnh Mỹ A, bởi lẽ sợi
vải phải chịu tác dụng lực cơ học lên bề mặt mới tạo độ bóng bền cho
lãnh). Lãnh sau khi phơi khô được quấn lại thành cuộn tròn và đem đi
nện. Lúc trước những người thợ nện dùng những cây búa gỗ nện, những sau
này họ sử dụng những máy nện hàng, những tiếng nện hàng đêm khuya tạo
nên nét đẹp của vùng quê xứ lụa. Thế cũng chưa hết, lụa còn trải qua các
giai đoạn hồ, xả nữa mới tạo được một tấm lụa Mỹ A tuyệt đẹp mang một
màu đen huyền bóng loáng.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có lẽ cực thịnh
nhất vào giai đoạn 1935-1965. Từ năm 1976 đến nay nghề trồng dâu nuôi
tằm chỉ còn rải rác ở một số nơi. Công ty tơ lụa An Giang có trụ sở đóng
ở Tân Châu sau một thời gian hoạt động đã đóng cửa do sản phẩm làm ra
chi phí cao không cạnh tranh được với hàng vải ngoại nhập, hàng may mặc
đã tràn ngập thị trường với giá rẻ, chính vì thế các hộ trồng dâu nuôi
tằm đã chuyển sang làm những nghề khác.

Giờ đây lụa Tân Châu đã
không còn như trước nữa, những cảnh phơi lụa trên những cánh đồng, cảnh
tất bật khi mưa đến, những câu hát vang cả khúc sông của những cô thiếu
nữ xả lụạ chỉ còn trong ký ức. Nhưng những gì lịch sử đã ghi lại là mãi
mãi.
tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Cobaxuviet
Tài liệu tham khảo
Lê Minh Tùng. 2003. Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Trong Địa Chí An Giang tập 1
An Giang: UBND Tỉnh An Giang:459-461.


6. Nghề dệt của người Gia Rai
([You must be registered and logged in to see this link.])

Nghề
dệt là một nghề thủ công tương đối đặc sắc của người Gia-rai. Để dệt
những bộ y phục, người Gia-rai đã biết trồng bông để tạo nguyên liệu,
đây là một loại cây đã được trồng lâu đời trong các buôn làng người
Gia-rai.

Theo truyền thuyết dân gian Gia-rai, sau khi đã làm ra
thế giới, muôn loài và con người, yang trời Kơ-dei tìm người thay mình
quản mặt đất. Bà Tung là một trong những người được yang chọn lựa. Bà
được phân công vừa cai quản thế giới của các hồn người chết, vừa phải
quyết định số phận của tất cả mọi, người sống trên mặt đất. Bà dùng bột
nặn thành hình từng đứa trẻ rồi cho nó lên mặt đất nhập vào những phụ nữ
có thai. Mỗi đứa trẻ sắp sửa được đ­a đi đầu thai đều được bà Tung định
sẵn cho nó một số phận.

Trong nhà bà Tung có một khung dệt. Suốt
ngày bà ngồi luồn đừng sợi chỉ để dệt một tấm vải dài. Tấm vải đó chính
là cuộc đời của tất cả những con người trên mặt đất. Mỗi sợi chỉ là số
phận của từng người. Cho nên các sợi chỉ cũng có những màu sắc khác
nhau.

Chất liệu tạo ra màu sắc dùng để nhuộm sợi được người
Gia-rai lấy từ thực vật có sẵn trong môi trường sống của họ. Màu sắc là
một thành tố hữu cơ của bố cục, tham gia vào bố cục để tạo nên chỉnh thể
của trang phục. Người Gia-rai có cả một bảng màu tự nhiên thật phong
phú bao gồm các màu: đen, đỏ, vàng, xanh, mỗi màu được chế từ một loại
thực vật. Việc nhuộm sợi hoàn tất từ trước khi dệt vải. Sợi được chế tác
từ quả cây bông và màu tự nhiên của nó bao giờ cũng là trắng, để tạo ra
các màu sắc khác là cả một quá trình kinh nghiệm của người Gia-rai. Để
có màu đen (htăm) hay màu xanh thẫm, họ dùng cây chàm. Các bước thao tác
được tiến hành như­ sau: đầu tiên người Gia-rai đi bắt một loại ốc suối
có tên là bràng đem giã nhỏ, đổ nước vào lọc, lấy thứ nước đó đổ vào
ché ngâm khoảng một tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối và rễ cây
kha krông, kha chót bỏ chung vào cối giã cho thật kỹ, trộn tất cả với
sợi trắng tự nhiên, rồi bỏ vào ché (vò sành) ngâm. Khi sợi đã ngả màu
đen thì đem phơi khô. Nước nhuộm còn lại được cất giữ trong ché và khi
cầnlại có thể sử dụng với các bước như­ vừa mô tả.

So sánh với
người Ba-na (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-khơme dân tộc sống cận cư với người
Gia-rai, có nhiều nét văn hóa tương đồng, trong đó có kỹ thuật nhuộm
sợi) thì việc tạo mầu đen cũng gần giống như người Gia-rai, có khác
chăng chỉ là tên gọi theo ngôn ngữ dân tộc. Người Ba-na gọi mầu đen là
găm, còn lá cây chàm nhuộm mầu đen là tơ ruum, về kỹ thuật làm ra mầu
thì tương tự như người Gia-rai. Các màu còn lại như đỏ, vàng, xanh mà
người Ba-na tọa ra không khác so với cách của người Gia-rai.

Mầu
đỏ (m’yah) trong trang phục của người Gia-rai chiếm một tỉ lệ khá đậm
đặc. Để tạo ra màu đỏ, người Gia-rai chsử dụng “một loại quả không có
lông” là nguyên liệu chính, ngoài ra còn kết hợp với vỏ cây tơnung.
Người Gia-rai ở vùng Chư Pah còn tạo ra màu đỏ bằng cách dùng một loại
cây có tên là nhau trộn với mỡ dê rồi đem đun thật sôi, sau đó lấy sợi
tự nhiên mầu trắng nhúng vào đó, nhấc ra và nhúng vào loại nước xa bon
(một loại thuốc mầu của người Lào). Thao tác đó được lặp đi lặp lại vài
lần cho đến khi sợi vải có mầu đỏ tươi (thết) thì đem phơi khô.

Trong
y phục của người Gia-rai, màu vàng thường được coi như nét điểm xuyến,
tạo nên sắc thái hài hòa theo thẩm mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa cây
mai, hoa blang (hoa gạo) dệt bằng loại sợi màu vàng. Để tạo ra màu
vàng, người Gia-rai thường dùng củ knhít (nghệ) như các nhà nghiên cứu
đã tìm hiểu. Ở vùng Gia-rai Aráp có một loài thực vật nữa được dùng để
tạo ra màu vàng nhuộm sợi. Đó là loại lá popẹ. Phụ nữ Gia-rai thường đốt
lá ấy rồi trộn với nghệ, sau đó giã nhỏ hòa với nước sôi để nhuộm. Cách
làm này tạo cho sợi có mầu vàng tươi hơn nhiều so với màu tự nhiên từ
nghệ.

Duy nhất chỉ có sợi màu xanh (miêk), theo người dệt, đây là
màu mới được du nhập chưa lâu và chất tạo màu là phẩm nhuộm hóa học mua
trên thị trường, bao gồm cả màu xanh da trời lẫn màu xanh lá cây. Ưu
điể của thứ sợi được nhuộm bằng các thảo mộc tự nhiên là sợi giữ được
mầu tươi rất lâu, qua năm tháng thứ mầu đó không hề bị phai, bị nhạt. Từ
các sợi với đủ thứ mầu sắc, người Gia-rai với bộ khung dệt bằng tay đã
tạo ra trang phục của mình như: váy, khố, áo, khăn, chăn.

Cũng
giống như một số tộc người khác ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người
Gia-rai dệt bằng tay với một bộ dụng cụ được các nhà dân tộc học gọi là
khung dệt kiểu Inđônêdiêng, gồm nhiều bộ phận rời nhau và chỉ khi dệt
chúng mới được liên kết lại thành một hệ thống có sự tham gia trực tiếp
của chính người thợ dệt đó, nói cách khác, “người dệt cũng là một bộ
phận của cái khung dệt”. Bộ khung dệt này, người Gia-rai gọi là mrai,
cấu tạo gồm hai đoạn nứa tròn dài khoảng 1,20m (khoóng trên và khoóng
dưới), một khoóng được áp vào lòng người dệt; một khoóng được treo cố
định ở trên cao, có thể là xà nhà, trong khi dệt. Trước khi dệt, sợi dọc
được giăng thật thẳng và thành một vòng kín, sắp xếp làm hai tầng trên
vào dưới, ngăn cách bởi một thanh gỗ gọi là chor hay chrkô. Khi luồn sợi
ngang sang để liên kết với các sợi dọc có một thanh gỗ khác dùng để dập
sợi ngang áp sát vào nhau, thanh gỗ đó gọi là prư.

Người phụ nữ
Gia-rai không dệt trên khung cửi cố định như người Thái, người Mường,
người Tày. Việc giang sợi thành một thảm chỉ dọc trước mặt người dệt
được làm từ trước, rồi người phụ nữ đó ngồi một chỗ, đan sợi chỉ ngang
qua thảm chỉ dọc đã định hình. Khi các sợi được giăng lên, cùng với sự
tham gia của các bộ phận rời trong khung dệt kiểu Inđônêdiêng nói trên,
tổng hợp lại được gọi là mrai. Khi hoàn thành một tấm vải dệt thì các bộ
phận lại trở về với vị trí rời rạc ban đầu của nó. Trong vòng kín của
sợi dọc, được xếp thành hai tầng trên vả dưới. Cách giăng sợi thành vòng
kín đã làm cho tấm vải bị giới hạn về chiều dài. Độ dài của tấm vải
chính là khoảng cách giữa hai khoóng nhân đôi (vòng kín hai tầng), độ
dài này chỉ được giới hạn trong một mức độ cho phép, vì luôn luôn phải
đảm bảo cho sợi dọc trước mặt người dệt được căng thẳng, trung bình mỗi
tấm vải dài không quá 6 mét.

Chiều dài của tấm vải bị hạn chế bởi
khoảng cách của hai khoóng nhân đôi, nhưng khổ vải thì được mở rộng
hơn. Tuy người Gia-rai dệt thủ công nhưng khổ vải rộng đạt trung bình
đến 80cm, vì tấm vải thoát khỏi sự khống chế ngặt nghèo đối với chiều
ngang và khổ vải không bị đóng khung lại trong lòng một khung cửi cố
định như kiểu dệt của người Thái, Tày, Mường, …

Người phụ nữ
Gia-rai đan sợi ngang qua các sợi dọc để tạo nên mặt vải, được diễn ra
mặt trên vòng kín của thảm dọc. Bộ khung dệt Gia-rai cho phép người dệt
một cách từ từ theo nhịp đan chậm rãi của mình. Tầng trên sau khi đã
được dệt thành mặt vải có thể hoán vị cho tầng dưới mới chỉ là những
thảm dọc, việc luân chuyển đó cứ được diễn ra suốt trong quá trình dệt.
Do việc dệt chỉ được tiến hành ở tầng trên nên ngay ở tầng này người dệt
cũng phải phân thành hai tầng nhỏ hơn, cũng một tầng trên và một tầng
dưới. Một tầng là các sợi lẻ 1, 3, 5, 7... một tầng là các sợi chẵn 2,
4, 6, 8... Hai tầng nhỏ ở mặt trên này được tuần tự và liên tục đảo vị
trí cho nhau, trên xuống dưới, dưới lên trên và ng­ợc lại. Sau mỗi lần
đảo, người dệt lại luồn sợi ngang qua khe hở của hai tầng vừa đảo, cứ
thế liên tục điệp sợi ngang vào sợi dọc cho thành mặt vải.

Chức
năng của bộ phận chrkô làm nhiệm vụ của việc đảo hai tầng nhỏ này, đều
đặn, trên xuống dưới, dưới lên trên. Chrkô có tác dụng giống như­ chiếc
go của khung dệt Việt, Mường, được người dệt nhẹ nhàng luồn qua khoảng
cách nhỏ giữa hai tầng vừa đảo, sợi ngang được nằm giữa các sợi chẵn và
lẻ của thảm dọc Bộ phận prư­ có tác dụng dập cho sợi ngang mới luồn áp
chặt vào sợi dọc.

Người Gia-rai không tạo hoa văn bằng kỹ thuật
in sáp ong, ghép vải màu hay thêu mà họ trực tiếp dệt hoa văn trong quá
trình dệt vải. Do kỹ thuật dệt với sợi dọc chủ yếu là màu đen, màu chàm
sẫm, được bố trí ngay những sợi màu tự nhiên – màu cơ bản như­: đỏ,
vàng, trắng - để kết hợp với sợi ngang. Chủ yếu việc phối màu sắc đã
hình thành ở trong đầu và sau khi dệt kết quả sẽ có một nền vải với
những màu sắc và hoa văn theo ý muốn. Kỹ thuật dệt này bắt nguồn từ kỹ
thuật dệt luồn sợi nh­ư đan có đặc thù từ phương Nam. Nó khác hẳn với
nền vải màu nổi rõ ở phía Bắc với kỹ thuật dệt, đan chéo mũi hay thêu
lát ghép vải để tạo nên những mảng trang trí mà điển hình là các dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến như­: Hà Nhì, Cống, Lô Lô hay dân tộc
Mông, Dao...

Bộ khung dệt và kỹ thuật của người Gia-rai có những
nh­ược điểm và ­ưu điểm nhất định, khi so sánh với các khung dệt của một
số tộc người thiểu số Ở miền núi phía Bắc như người Thái, người Mư­ờng
là những dân tộc biết cách dệt hoa văn trên khung cửi.



Nhược
điểm đầu tiên và lớn nhất của kỹ thuật dệt Gia-rai là không thể dệt
được một tấm vải dài bất kỳ theo ý muốn của mình. Tấm dệt đó chỉ có thể
giới hạn trong khoảng 5 - 6m, tương ứng với khoảng cách của hai chiếc
khoóng, vì sợi giăng theo thảm dọc và khép lại thành vòng tròn kín.

Đành
rằng dệt theo kiểu thủ công là lối dệt chậm rãi, từ từ nh­ưng kỹ thuật
dệt của người Gia-rai có sự phối hợp của lối đan từng nút một, làm cho
tốc độ dệt quá chậm.

Ưu điểm của kỹ thuật dệt Gia-rai, tuy bị hạn
chế về chiều dài, nh­ng chiều ngang của khổ vải không bị khống chế - vì
khổ vải không bị đóng khung cố định như­ kiểu khung của người Thái,
người Tày, nên nhiều tấm vải có khổ rộng 1m, thậm chí hơn.

7. Thổ Cẩm
(Trích bài "Hoa trần gian" Nguyễn Xuân Hiệu - Hà Phong đăng trên VietNamNet)

ù
là người miền xuôi hay miền ngược, chắc ai cũng từng được nhiều lần
nghe nhắc đến áo chàm, vải thổ cẩm. Thổ cẩm với những hoa văn đẹp rực rỡ
thể hiện tâm hồn, tính cách của đồng bào dân tộc, đi vào lòng người nhẹ
nhàng như mưa bụi bay, thấm dần, thấm dần. Sắc màu đen và trắng, đỏ và
xanh... đan xen nhau bởi những bàn tay "nghệ sĩ" tài hoa và biến thành
giấc mơ có thực.

Với người Thái, các bé gái đã biết giúp mẹ xe
sợi, dệt vải, nhuộm chàm... từ khi còn nhỏ. Bóng dáng người con gái dịu
dàng, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó ngồi dệt luôn là hình ảnh quen
thuộc từ bao đời. Vô số chàng trai đã bị hút hồn, mê mệt, say sưa khi
bắt gặp bóng dáng người em gái đang nghiêng đầu bên khung cửi, môi hồng
mím chỉ, đôi bàn tay chao thoi mềm mại như múa. "Hoa trần gian" là tấm
thổ cẩm hay chính là người em gái?
Dệt thổ cẩm, chất liệu chủ yếu sử
dụng là bông vải. Những nương bông đến mùa thu hoạch, nở bung trắng
tinh như dâng hiến. Bông thu lấy cả hạt mang về, phơi nắng thật khô, sau
đó cán bỏ hạt, kéo thành sợi, nhuộm màu, xử lý hồ bằng bột ngô nấu rồi
mới mắc hoa, đưa lên khung cửi (Lang ký).

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Images1498155_haphong1


có tấm thổ cẩm lung linh màu sắc, không thể thiếu cây, quả từ thiên
nhiên dùng để "hóa" màu cho sợi. Chàm cho màu đen xanh, quả "mák phét"
cho màu đỏ tươi, củ nâu cho màu nâu, rễ cây "mạy hém" cho màu vàng...
Khi muốn có màu tím, người ta nhuộm giữa chàm và nâu. Thứ màu tím này lạ
lắm, long lanh trước ánh sáng khiến ta mơ hồ chẳng dám chắc hẳn đấy có
là màu tím hay không?

Trong các loại nguyên liệu tự nhiên dùng
pha màu nhuộm sợi, ở gần nhà và dễ lấy nhất có lẽ là "mák phét". Cây
"mák phét" thân thấp, cành la đà xoã ngang mặt đất, bông trổ vào giêng,
hai, quả chín tháng năm, tháng sáu. Lũ trẻ nghịch ngợm thường hay hái
"mák phét" chín, bôi hồng má nhau, rồi cùng bắt chước hát đối đáp như
lứa đàn anh, đàn chị. Chán trò này, chúng lại rủ nhau ngồi lên cành "mák
phét" chơi trò nhong nhong phi ngựa.

Người lớn không nỡ trách
bọn trẻ nghịch dại. Bản, mường vẫn còn nghèo lắm, thiếu chỗ cho con trẻ
chơi, nên chẳng ai nỡ lòng nào cắt ngang niềm hứng khởi, cấm lũ trẻ đang
vui. Còn bọn trẻ, chúng hét hò sung sướng, vô tư tận hưởng những khoảnh
khắc thương mến của tuổi thơ, không hề để ý đến việc "mák phét" giúp
mẹ, chị có được màu đỏ tươi rói để nhuộm sợi.

Nhưng chàm mới
chính là nền chủ đạo trong sắc màu thổ cẩm. Lá chàm mang từ nương về,
rắc thêm vôi rồi ngâm ủ cho đến khi nổi váng đỏ mới vớt ra, sau đó được
vò nát để lọc lấy bột chàm. Bột chàm đen xanh, mịn mát tay, khi nào
nhuộm đem bỏ vào chum, quấy đều thật mạnh cho đến khi bọt nổi bám quyện
vào nhau như đám trứng ếch mới thôi.

Đợi vài ngày sau, cho đến
khi nước chàm chuyển từ màu đen sang màu lá mạ thì các mẹ, các chị bắt
đầu thả sợi hoặc vải thô trắng vào trong đó để nhuộm. Dẫu có đứng từ
đằng xa, cũng ngửi được mùi chàm ngái trên tay các mẹ, các chị. Bàn tay
người lao động, xù xì, đầy những nứt nẻ dọc ngang, sau buổi nhuộm vất
vả, màu chàm lặn vào gột mãi vẫn để lại những vết đen mờ. Có nhìn thấy
thế, ta mới hiểu và biết thương chiếc áo chàm đang mặc.

Ngày
nay, rất ít người mặc trên mình chiếc áo chàm ngan ngát mùi rừng. Khoác
lên người bộ áo quần may theo lối thời trang, không biết lúc ấy còn có
ai nhớ đến chiếc áo chàm dung dị? Mỏi mắt tìm khắp các sườn non, vắng
hẳn bóng những nương chàm biếc xanh màu lam ngọc, đều tăm tắp như trải
thảm.

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Images1497563_lad

Thỉnh
thoảng thấy ai đó mặc chiếc áo chàm, lại gần nhìn thật kỹ, hoá ra là
được nhuộm bằng màu hoá học có sẵn. Nếu cứ thế này, thì nghề dệt, nhuộm
truyền thống của người xưa biết có còn tồn tại được đến mai sau? Không
lẽ rồi đây chỉ còn nhìn thấy những chiếc áo chàm thực thụ treo trong
Viện Bảo tàng Dân tộc học?

Lớp trẻ nói rất thẳng thừng: "Áo chàm
vừa dễ phai, vừa hắc, sắc màu lại đơn điệu. Tội gì không dùng vải dệt
công nghiệp, bền màu, nhiều mẫu mã đẹp, lại rẻ. Tiếc chi chiếc áo
chàm?". Người già trầm ngâm suy nghĩ: “Ý kiến của bọn trẻ không phải
không có lý”. Cuộc sống luôn hướng lên, không ai câu nệ, bó buộc đến mức
bắt mọi người suốt ngày phải mang trên mình chiếc áo chàm. Không thể
bắt con người suốt ngàn năm khoác trên mình thứ y phục không thay đổi.

Nhưng
nếu nghề dệt truyền thống mất đi thì không gian văn hoá từng tồn tại
xung quanh nghề dệt cũng sẽ không còn. Chính nghề dệt đã góp phần tạo
nên văn hoá "hạn khuống" (sân sàn) rất riêng biệt của người Thái. Vào
những đêm trăng sáng, bầu trời và mặt đất thênh thang gió ngàn, "hạn
khuống" luôn là nơi để nam thanh, nữ tú hẹn hò và gặp gỡ. Con gái se
sợi, thêu thùa, con trai đan lát, đánh đàn "tính tẩu".

Vâng,
dệt, thêu thổ cẩm không giản đơn chỉ để làm ra sản phẩm. Mất nghề này là
mất đi một phần hồn cốt văn hoá đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của người
dân miền núi vốn quen sống thật thà, chất phác, hồn nhiên. Thổ cẩm, loài
hoa hiện ra từ trên khung cửi, để cho ta cúi nhìn và đọc những bức
thông điệp bằng hình ảnh, để tâm tưởng ta chẳng thể dửng dưng trước "thế
giới" thổ cẩm tĩnh lặng, không lời nhưng nói lên rất nhiều điều.

8. Vải cung đình Huế
([You must be registered and logged in to see this link.])

Người
thợ phải tự nhuộm chỉ bằng màu tự chọn với những sắc độ theo yêu cầu
của đề tài. Tòan bộ chỉ trong ngành thêu cổ truyền ở Huế đều bằng tơ
tằm. Vùng chợ Cống ở Huế chuyên sản xuất các lọai chỉ cho ngành thêu,
chỉ tơ mảnh, sợi mướt nhiều xơ, bằng phương thức thủ công, người ta xe
lại lớn hay nhỏ tùy theo kỹ thuật xe đôi, xe ba, xe tư hay xe sáu! Chỉ
thêu được làm bằng các lọai tơ nỏn bóng, mịn. Độ bóng của chỉ góp phần
quan trọng trong việc tạo độ đậm nhạt, tối sáng của bức thêu.

Để
có chỉ thêu tốt, ngòai việc mua một số phẩm nhuộm của Trung Quốc, người
thợ thêu Huế còn tự nhuộm theo công thức riêng với màu sắc khai thác
trong thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá
mài, hoa hòe... Có khi để có một màu mới, người thợ nhúng chỉ phủ lên
hai màu khác nhau. Chẳng hạn như để có chỉ đen chàm, người ta nhuộm màu
lục rồi phủ lên đó màu đỏ. Để có màu lục da chai là sự phối hợp hai lần
nhuộm trên màu lục và nước đen chàm lõang. Màu đỏ tươi được nhuộm từ
việc dùng chỉ cánh sen nhúng thêm lần nữa vào nước nhuộm đều.

Khi
chỉ thêu đã ổn định, người thợ lại nhúng nó vào nước chanh chua để giữ
bền màu. Trung bình mỗi màu chỉ có 5 gam đậm nhạt. Có trường hợp trên
một con chỉ, người ta nhúng vào nước nhuộm theo tính toán mà người thợ
đã hình dung cho từng mảng màu muốn thể hiện.

9-Dệt thổ cẩm- Người Ba na
([You must be registered and logged in to see this link.])

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Detthocam

Đã
có thời kỳ tại 2 xã vùng cao Đăk Mang và Bok Tới (Hoài Ân) nghề dệt thổ
cẩm của người Ba na phát triển rất mạnh. Họ đã dệt nên những tấm chăn,
thảm vải, những bộ trang phục trong cuộc sống thường ngày cũng như trong
lễ hội mang những nét đặc trưng riêng của người Ba na. Tiếc thay, nghề
này hiện đang dần mai một.

* Nét đẹp thổ cẩm

Đã có thời kỳ
tại 2 xã vùng cao Đăk Mang và Bok Tới (Hoài Ân) nghề dệt thổ cẩm của
người Ba na phát triển rất mạnh. Họ đã dệt nên những tấm chăn, thảm vải,
những bộ trang phục trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lễ hội
mang những nét đặc trưng riêng của người Ba na. Hiện nay, cách nhuộm vải
của người Ba na ở đây cũng giống như người Ba na Tây Nguyên: nhuộm bằng
màu mực của các loại cây rừng, sắc màu thường là đỏ, nền đen. Những
đường nét màu sắc hoa văn thể hiện trên trang phục đều mang ý nghĩa khác
nhau theo quan niệm của người Ba na. Màu đen được nhuộm bằng lá cây
cham, cây mô, thường là màu nền của mỗi tấm vải, biểu hiện cho đất đai,
cho sự nảy mầm từ mặt đất, độ che phủ của cây rừng mà suốt cả cuộc đời
con người phải gắn chặt với nó kể cả khi họ đã trút hơi thở cuối cùng.
Màu đỏ biểu hiện cho màu của lửa, của máu, tượng trưng cho sức sống, sự
vươn lên, niềm đam mê, tình yêu và khát vọng, được nhuộm bằng nhựa cây
Kxang, Kơ bai. Màu vàng biểu hiện cho ánh sáng mặt trời, sự kết hợp hài
hòa giữa con người và tự nhiên, được nhuộm bằng củ nghệ hay màu của cây
Kmếch. Màu xanh biểu hiện cho màu da trời, màu của cây lá được nhuộm
bằng nhựa cây truông nhây, cây Kpai…

Ngày nay đồng bào Ba na đã
chọn cây bông, cây lanh trồng trên rẫy để lấy sợi vải thay cho những vỏ
cây rừng trước kia. Để dệt nên 1 tấm vải, người Ba na đã tạo ra 1 khung
dệt thủ công đơn giản bằng cây. Tuy dụng cụ dệt vải đơn giản là vậy
nhưng qua sự khéo léo của các cô gái miền sơn cước thảm vải được dệt
xong trông thật đẹp mắt vì các hoa văn rõ nét nổi bật lên trên nền vải
với những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau thật sắc sảo.

Việc dệt
được một tấm vải là cả một quá trình. Váy, áo... dệt mất từ 30-35 ngày
và có thể còn lâu hơn tùy thuộc vào số lượng hoa văn trên vải nhiều hay
ít và người dệt có khéo tay hay không. Mí Ý, 74 tuổi, người phụ nữ dệt
vải lớn tuổi nhất của xã Bok Tới cho chúng tôi biết: Giống như các dân
tộc Ba na Tây Nguyên, bất cứ một cô gái nào lớn lên từ 12-13 tuổi cũng
đều được bà mẹ chỉ cho cách dệt vải và đến trước khi bắt chồng, cô gái
phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp để ra mắt mọi người và để
dệt bộ y phục này họ phải tốn rất nhiều tâm huyết… Trong quá trình dệt
thì bắt hoa văn là khó nhất, phải làm tỉ mỉ, khéo léo mới đẹp. Hoa văn
làm nhanh nhất là 1 tuần. Vào ngày lễ hội truyền thống của dân làng, cô
gái nào có bộ váy áo đẹp sặc sỡ thì được đánh giá là người chăm chỉ,
giỏi giang; nếu là con gái chưa chồng thì được trai làng để ý đến. Hòa
cùng âm điệu của tiếng cồng chiêng và hương men những ché rượu cần,
những bộ trang phục được làm từ hàng thổ cẩm đã thật sự làm nên nét đẹp
văn hóa riêng của người miền núi nói chung và người Ba na nói riêng.

* Cảnh báo về sự mai một

Tiếc
thay, theo số liệu điều tra mới đây, ở 2 xã Đăk Mang và Bok Tới, hiện
nay chỉ còn 20 hộ còn khung vải, dụng cụ. Ông Đinh Xuân Á – Chủ tịch
UBND xã Bok Tới, cho biết: Hiện nay nghề dệt thổ cẩm đã giảm nhiều công
đoạn, người Ba na không còn trồng bông, se sợi nhuộm màu như trước nữa
mà chỉ việc mua từ dưới xuôi lên, nhưng việc dệt vải không còn thường
xuyên, sản phẩm làm ra chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình. Số
người biết dệt vải ngày càng hiếm, hầu hết ở tuổi từ 35-40 trở lên… Đây
chính là dấu hiệu cảnh báo sự mai một của một nghề truyền thống của đồng
bào dân tộc. Theo lời những nghệ nhân khéo tay thì sự mai một của nghề
dệt thổ cẩm là do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, thời gian hoàn
thành sản phẩm lại rất lâu không phù hợp với nhu cầu đời sống hiện tại.
Trước đây vải để làm thổ cẩm là bông thì bây giờ mua chỉ của người Kinh
dưới xuôi, học trò mới cũng ít, vật liệu mua của người Kinh lại không
đảm bảo chắc chắn để dệt. Bên cạnh đó, điều kiện giao lưu giữa miền núi
và miền xuôi không còn khó khăn như ngày trước, hàng may mặc sẵn lại rẻ
tiền, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của lớp trẻ vùng cao, đồng thời sự
hòa nhập với lối sống của người Kinh khiến cho lớp trẻ không còn muốn
mặc trang phục truyền thống nữa…

Anh Võ Chí Hà, cán bộ của Trung
tâm VHTT huyện Hoài Ân cho biết: “Để gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ
cẩm, Trung tâm VHTT huyện đã đề nghị tổ chức lễ hội văn hóa cho đồng bào
dân tộc của địa phương. Nghề dệt thổ cẩm được tổ chức thi 2 năm một lần
thực hiện trong 4 năm trở lại đây ở các cấp Hội phụ nữ. Mới đây, huyện
tổ chức thi văn hóa dân tộc miền núi có phần thi trang phục truyền thống
để giữ nghề. Dù vậy cũng chỉ là níu kéo để nghề không bị mai một theo
thời gian, chứ thực tế hướng mở cho nghề này không mấy sáng sủa”.

Bảo
tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc là một việc
làm cần thiết. Theo chúng tôi, để nghề dệt thổ cẩm không bị mai một
trước hết cần có quy định cho đồng bào dân tộc phát huy việc mặc trang
phục truyền thống trong các ngày lễ hội, đồng thời thường xuyên tổ chức
các hoạt động truyền thống cho họ. Đối với các trường nội trú, trường
phổ thông có học sinh người dân tộc nên khuyến khích họ mặc y phục
truyền thống của dân tộc mình. Chỉ có vậy mới mong giữ được nghề dệt thổ
cẩm trong một bộ phận người Ba na.


10- Điều nhuộm (Wikipedia.com)

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Traihotcaryn2oj

Điều
nhuộm hay còn gọi là điều màu, cà ri (danh pháp khoa học: Bixa
orellana) là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Điều nhuộm
(Bixaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của châu Mỹ. Trong tiếng
Nahuatl tên gọi của nó là achiotl, nghĩa là cây bụi. Trong tiếng Tupi
tên gọi của nó là urucu. Nó được trồng tại khu vực này và tại khu vực
Đông Nam Á, do người Tây Ban Nha đưa tới đây trong thế kỷ 17. Nó là
nguồn cung cấp chính cho một loại chất màu tự nhiên, gọi là annatto có
màu vàng đỏ, sản xuất từ quả. Điều nhuộm có hoa màu hồng và quả có gai
màu đỏ tươi, chứa các hạt màu đỏ. Quả khô và cứng thành dạng quả nang
màu nâu.

Quả không ăn được nhưng được thu hoạch để lấy hạt, trong
đó có chứa chất bixin, thành phần chính của annatto. Nó có thể được
chiết ra bằng cách ngâm hạt vào trong nước. Nó được dùng để tạo màu thực
phẩm, chẳng hạn như bơ, cá và dầu ăn. Nó cũng là thành phần chính trong
một loại gia vị kiểu Mexico gọi là recado rojo, tức "bột điều nhuộm
nhão". Hạt điều nhuộm được sử dụng làm phụ gia màu gần như không vị
trong ẩm thực châu Mỹ La tinh, Jamaica và Philipines.

Miêu tả

Cây
cao 5-10 m, dạng bụi. Lá đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu nhọn. Hoa
tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Quả
mọc chùm, hình tim, đỏ tươi đến nâu khô khi chín, trên mặt có gai mềm,
mở bằng hai van, mỗi mảnh mang chứa nhiều hạt. Hạt hơi có dạng lập
phương trên một cuống ngắn, xung quanh tẽ nở thành áo hạt ngắn màu đỏ.

Thành phần hóa học

Quả chứa nhiều vitamin A (khoảng 3,2 g cho mỗi 100 g quả), ngoài ra còn có nhiều selenium, magiê, canxi.

Sử dụng

Làm màu nhuộm

Tại
Đông Nam Á, người ta thu hái hạt để làm chất nhuộm màu, chính vì thế mà
loài này có tên gọi điều nhuộm. Hạt điều nhuộm đã được thổ dân châu Mỹ
sử dụng từ rất lâu để làm thuốc màu vẽ lên cơ thể, đặc biệt là môi, vì
thế mà đôi khi nó còn được gọi tại khu vực này như là "cây son môi".
Điều nhuộm còn được dùng làm chất nhuộm màu thực phẩm (mã châu Âu
E160b).

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Bixa



11- Mặc nưa- (Nhuộm Lãnh Mỹ A)
(Wikipedia.com)

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Untitled-1
Mặc
nưa, danh pháp khoa học: Diospyros mollis là một loài cây mộc cỡ trung
bình thuộc chi Thị. Mặc nưa phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Campuchia,
Lào, Thái Lan và Myanma.

Miêu tả

Lá mặc nưa khá dầy, nhẵn mặt, nhọn mũi, dài khoảng 5-12 cm. Sắc hoa vàng nhạt. Hoa đực mọc thành chùm 1-3 bông. Hoa cái mọc đơn.

Trái mặc nưa hình cầu, màu xanh, khoảng 1-2 cm đường kính. Mỗi trái chỉ có một hột.

Sử dụng

Trái mặc nưa có nhiều tannin, theo công nghệ cổ truyền thì dùng để nhuộm vải màu đen.


tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt TANNIN

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt 5091f1
Brewing tannic acid
Synonym: Tannin, Gallotannic acid
Molecular formula and weight: C76H52O46 = 1701.18
CAS registry number: 1401-55-4
HS Code: 32019090

1. Specifications:

Appearance: Ivory, no odour
Ignition residue, %: <=1
Tannic acid content %: >=96.0
Gum and dextrin experiment: Negative
As mg/kg: <=3
Chroma: <=1.0
Heavy metal(Pb) mg/kg: <=20
Loss on drying %: <=10

2.
Characteristic: A natural stabilizing agent of beer, it can rapidly
react with acidic protein and protein polyphenols to obtain
precipitation, and removed at the later of fermentation or during the
filtration of beer. It can obviously improve the colloid stability and
flavor stability of beer.

3. Dosage and usage

(1) Recommended: 20-40ppm.

(2)
Usage: It is added at the later of fermentation to spill from jar or
during the filtration of beer, concretely depending on the seethe degree
of barley juice, suspending yeast cell counts in ferment-ation
solution, the quantity of fermentation solution and the shape of
fermentation jar, and etc. Dosage and usage will be confirmed by
experiment finally.

(3) Usage:25% tannin solution is compounded
with deoxidized wateror distilled water at room tem-perature Before
added, diluted to 1-5% again. Added by quantitative added pump,
uniformity degree of solution can reach above 80%.

4. Time of
precipitation: The reaction rate of tannin with protein is very fast,
time of precipitation depends on its temperature of fermentation
solution. Counts of suspending yeast cell and specification of
container. It takes 2-4 days to precipitate if added in the later of
fermentation solution. It takes notless than 10 minutes to contact
during the filtration if it is added on the filter pipeline and takes
about20 minutes to precipitate in buffer jar.

5. Five major functions of ChunYuan brewing tannin:
(1)
Adsorb selectively and deposit macromolecule basic hydrophobic and
sensitive proteins containing sulfur. These unstable macromolecule
proteins are the very reason why the beer flavor and colloid are
unstable.
(2) Combine with different kinds of metal ions to form
depositions. Can remove harmful metal ions in beers, especially Fu++,
Cu++, Ni+, which can enhanced oxidation of beers.
(3) Condense with
different aldehydes in beers in acid conditions; reduce content of
aldehydes having side-effects on beer flavor and increase stability of
beer flavor.
(4) As natural anti-oxidant and remover of oxygen free
radicals, contain large quantity of phenol hydrocarbyls, easily be
oxidized and have high reduction. Reduce activity of oxygen with high
activity; remove various kinds of oxygen free radicals, cut oxidation
reaction chain of free radicals and stop oxidation reaction. Therefore,
protect beer from being oxidized.
(5) Have the effect of inhibiting
activity of enzyme and restraining bacteria. By combining with enzyme
protein, destroy function group of enzyme and make them inactive. And
complex with Ca++, Mg++, Mn++----- catalyst of enzyme, thus inhibit
enzyme. Can inhibit bacteria to minimum 12-100ppm, and yeast to
25000-125000ppm. As far as present dosage is concerned, tannin has
certain inhibition to bacteria and has no effect on yeast.

6. Packaging : 25KG/drum.






Phát triển sản phẩm dệt may sinh thái - giải pháp giúp ngành dệt may Nhật Bản tồn tại

Thời
trang sinh thái (Eco-fashion) không chỉ là một khái niệm được nhiều
người quan tâm, mà hiện nay nó còn cung cấp một công cụ kinh tế hữu hiệu
cho các hãng dệt may Nhật Bản.

Các sản phẩm mới thân thiện với
môi trường được làm từ một loạt các chất liệu bảo vệ môi trường từ
cotton tái sinh cho đến sợi cashmere được nhuộm theo phương pháp hữu cơ
hay như sự đổi mới vượt bậc trong chu trình sử lý để tạo ra các sản phẩm
len có độ đàn hồi cao mà không sử dụng hóa chất. Tất cả những thành tựu
này đều được trưng bày tại hội chợ thương mại ngành dệt may tổ chức tại
Pari để giới thiệu các mẫu thiết kế hàng đầu của hàng thời trang thế
giới.

Những công ty dệt may Nhật Bản có thể sống sót và cạnh
tranh trên thị trường nhờ phát hiện ra những sản phẩm mới này vì gần như
các hãng sản xuất hàng dệt may giá rẻ của Nhật đã phải đóng cửa do
không thể cạnh tranh với Trung Quốc.

Giới nghiên cứu cho rằng thị
trường dệt may thân thiện với môi trường đang nổi lên như một lĩnh vực
mới để các công ty Nhật Bản đón đầu và phát triển.

Fujitex, công
ty hiện đã có uy tín trên thị trường cao cấp cũng thiết lập một danh mục
các sản phẩm sợi cashmere được nhuộm bằng loại thuốc nhuộm chiết xuất
từ thực vật như cây lựu, cây keo và cây đinh hương.

Đại diện công
ty cho biết họ đang nổ lực để triển khai sử dụng các lọai thuốc nhuộm
tự nhiên thay cho thuốc nhuộm hóa học dựa trên cơ sở xem xét các vấn đề
môi trường, một vấn đề nóng hiện nay được cả thế giới quan tâm.

Các
sản phẩm dệt may Tarui cũng đựơc chuyển thành tên gọi “eco.wash” vì
công ty đã sử dụng chất liệu sử lý thân thiện với môi trường vào loại
bậc nhất thế giới để hạn chế sự giãn của len khi tiếp xúc trực tiếp với
nước.

Theo đó , hãng đã sử dụng ozone, một chất liệu tự nhiên
thay về chlorine hóa học vốn là chất gây ô nhiễm môi trường. Vì ozone
sau khi thải ra sẽ quay lại tự nhiên và chuyển thành oxi. Ozone cũng là
chất gây thổ ráp cho sợi, mang lại cảm giác mềm mại hơn.

Cùng với
việc sử dụng 100% chất liệu cotton tái sinh cho chất liệu vải bông xù
dùng để sản xuất khăn mặt, hàng dệt kim, các chuyên gia Minami đã phát
hiện ra một cách mới để thu gom chất thải thải ra trong quá trình sản
xuất loại áo khoác da lông chồn. Theo đó, trong quá trình dệt sẽ bổ sung
thêm chất mềm, bên cạnh lông vốn thừơng bị bỏ đi, cùng với cotton hữu
cơ để tạo ra những sản phẩm dệt may cao cấp riêng lẻ không trực tiếp gây
sự chú ý của các cơ quan môi trường về bảo vệ các loại lông thú.

Miyashin
cũng đang tiến hành thử nghiệm bổ sung tre và giấy truyền thống của
Nhật vào chất liệu lụa. Sợi sản xuất được theo công thức này có vẻ nặng
hơn nhưng trên thực tế có độ sáng bống không ngờ tới, đôi khi tạo ra
được những sản phẩm có màu da quả đào rất bắt mắt.

Trong khi đó,
công ty Takahashi lại phát hiện ra một công dụng mới cho loại cotton sử
dụng rất lâu dài để sản xuất quần áo khoác cho các vận động viên judo và
sợi để sản xuất vải bọc ghế sofa.

Đại diện ngành dệt may Nhật
Bản khẳng định chìa khóa của sự thành công là sự đổi mới, các công ty
không ngừng tìm tòi và sản xuất ra các chất liệu mới để tồn tại và đứng
vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.(Theo TT
Thương Mại)
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: bảng màu   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:11 pm

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Bangmaucoban
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:12 pm

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Hexagon8004384889
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:14 pm

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Colorwheel
Về Đầu Trang Go down
chém văn gió
Trung úy 5
Trung úy 5
chém văn gió

Tổng số bài gửi : 400
Points : 750
Cảm ơn : 19
Ngày nhập ngũ : 14/12/2010

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt EmptyMon Feb 21, 2011 11:15 pm

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Images?q=tbn:ANd9GcRWi_BjaEcadSc_7tgnx0-Z95sZ6zXtFm6M4mJb13aRsnmLyez_Tg
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt   tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt Empty

Về Đầu Trang Go down
 

tài liệu môn công nghệ hóa học sợi dệt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Master-Ken :: OLD :: Học tập :: Tài liệu-
Chuyển đến