Sự kỳ diệu của tạo hóa đã ban cho muôn
loài những hình thù khác nhau đồng thời giúp thế giới động vật trở nên
vô cùng phong phú và đa dạng. Không dừng lại ở đó, trong mỗi loài cũng
có rất nhiều sự khác biệt. Thường là do
đột biến di
truyền (đôi khi do ô nhiễm môi trường tạo nên) đã xuất hiện nhiều hình
dạng, kích cỡ và màu sắc lạ ở một số cá thể đến nỗi, khi bắt gặp chúng,
bạn khó có thể tưởng tượng ra được.
Tôm hùm 100 triệu USDVỏ tôm hùm thông thường có màu đỏ đồng
nhưng thỉnh thoảng có một hoặc hai con có màu sắc khác biệt. Những loài
này cực kỳ hiếm thấy và có thể được bán với giá 100 triệu USD.
Còn những con tôm hùm màu xanh có thể bắt gặp tương đối dễ dàng hơn, giá của nó là 2,5 triệu USD.
Chim cánh cụt màu đenKhác với trang phục đơn sắc thường thấy
của loài chim cánh cụt, đây là một tình trạng rất hiếm thấy ở loài này.
Một con chim cánh cụt màu đen xuất hiện hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động
bình thường làm cho các nhà sinh học không khỏi ngạc nhiên và họ chỉ có
thể nói đó là sự đột biến đáng kinh ngạc của các sắc tố.
Chú chó cơ bắpĐược đặt tên là Wendy với các cơ bắp
cuồn cuộn khắp cơ thể khiến nó có trọng lượng nặng hơn nhiều so với
những chú chó đua khác.
Cơ ở cổ, vai và vùng hông vô cùng vạm
vỡ khiến nó trông giống như một con khỉ đầu chó với chiếc dạ dày lớn
gấp 4 lần bình thường. Nhưng cũng đáng buồn thay, trái ngược với ngoại
hình to con vạm vỡ, tuổi thọ của loài chó đột biến này rất ngắn.
Ếch đột biếnẾch
đột biến nhìn không dễ thương như bình thường, đa số loài ếch
đột biến không
có hoặc có rất nhiều chân, thậm chí chân dài đến mức nhìn như dạ dày
của chúng bị rơi ra ngoài. Có một số con vì tiếp xúc với chất diệt cỏ
nên bộ phận sinh dục lại phát triển “quá khủng”. Tuy nhiên hầu hết chúng
lại được may mắn sống lâu hơn những con ếch bình thường.
Mèo có cánhMèo cũng biết bay ư? Không hẳn vậy vì
những con mèo này tuy có cánh nhưng lại không thể bay. Đến nay vẫn chưa
có lời giải đáp chính thức về nguyên nhân của những đám lông dài hệt như
đôi cánh ở phía sau cột sống của chúng, nhưng những chú mèo này đã trở
thành hiện tượng thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học.
Mèo hai lưỡiDelores Whittington là con mèo sở hữu
bàn chân 5 ngón và hai cái lưỡi. Thời gian đầu, no này gặp khá nhiều khó
khăn trong việc thở hay ăn uống, nhưng dần dần cô mèo này đã biết sử
dụng hai chiếc lưỡi một cách thành thạo. Giờ đây nó có thể vừa liếm cằm,
vừa liếm mũi cùng một lúc.
Gà trụi lôngĐiều này xảy ra không phải tác động của
thiên nhiên mà là một nghiên cứu của nhà di truyền học người Israel vào
năm 2002, với mục đích tạo ra một giống gà nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.
Ông đã lai giống của một con gà trống cổ thuần chủng với một con gà bình
thường. Tuy nhiên giống gà này lại gây tranh cãi khá nhiều giữa các nhà
khoa học, họ cho rằng giống gà này ở thế bất lợi so với các con có lông
và làm mất đi tính tự nhiên vốn có của nó.
Chó hai chânSinh ra vào tháng 12 năm 2002, lúc đó nó
có 3 chân nhưng chỉ có 2 cái phát triển đầy đủ, còn một chân ở trước bị
biến dạng, càng ngày càng teo lại nên đã bị cắt bỏ., Faith thật sự là
một chú chó kỳ lạ!
Bà Jude Stringfellow, chủ của chú chó 2
chân này cho biết, trước đó bất ngờ thấy chú chó tội nghiệp bị vứt bỏ
trên đường nên bà đã đem về nhà chăm sóc cẩn thận. Sau đó, các bác sĩ
thú y đã thông báo cho bà biết rằng Faith khó có thể sống lâu được. Thế
nhưng bà vẫn không mất niềm tin, bà đã dạy nó nhảy, rồi tập đi bộ,…và
đặt cho nó cái tên rất đặc biệt: Faith.
Giống như tên của mình, Faith - niềm
tin là một minh chứng cho tinh thần dẻo dai, nghị lực, hay còn một cách
gọi khác là “tàn nhưng không phế”!